 |
Hoa, lá, thân Hướng dương |
Những ngày chuẩn bị Tết cổ
truyền, ngoài mứt, trái cây, người ta còn có thú chưng hoa: Mai, Anh
đào... và cả Hướng dương. Ngoài việc
chưng cho đẹp những Tết, toàn cây Hướng dương còn được tận dụng làm thuốc khá
tốt.
Lá hướng dương
Lá hướng dương thường dùng để
trị cao huyết áp.
- Trị sốt và ức chế tụ khuẩn
vàng: dùng 20 - 40g lá hướng dương, sắc uống.
- Trị cao huyết áp: dùng 30g
lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống
thay trà.
Lõi thân và cành cây hướng
dương
Lõi cành cây hướng dương có
tác dụng trị chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông...
Trị ho gà: dùng 15 - 30g lõi
thân và cành cây hướng dương giã nát hãm nước sôi, thêm đường trắng uống trong
ngày.
Trị viêm phế quản mạn tính:
lõi cành hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, cho thêm chút nước lọc
rồi ép lấy nước uống (có thể pha thêm một ít đường) hoặc sắc uống.
Trị viêm phế quản mạn tính:
đài hoa hướng dương 1 - 2 cái, sắc uống với một chút đường phèn.
Trị hen suyễn: đài hoa hướng
dương tươi 30 - 60g, sắc kỹ rồi bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2
lần trong ngày.
Trị hen suyễn: cành hướng
dương lượng vừa đủ, sắc uống khi đói.
Trị hen suyễn: cành hướng
dương 15g, cam thảo 6g, sắc uống.
Trị sỏi thận, sỏi đường tiết
niệu: dùng khoảng 1m lõi thân cây hướng dương cắt khúc, sắc nước uống ngày 1
thang, dùng liên tục trong 1 tuần.
Trị sỏi thận, sỏi đường tiết
niệu: dùng khoảng 60cm lõi thân và cành hướng dương, 60g rễ rau cần cạn, sắc
uống ngày 1 thang, liên tục trong nhiều ngày.
Trị viêm đường tiết niệu và
sỏi tiết niệu: lõi cành hướng dương 15g sắc uống.
Trị táo bón: lấy lõi cành hoa
hướng dương sấy khô, đốt thành than rồi tán bột, mỗi ngày uống chừng 6g với
nước ấm.
Hoa hướng dương
Theo Đông y, hoa hướng dương
vị ngọt, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt).
Thường dùng để trị các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt,
đau răng...
Trị đầu đau: đài hoa hướng
dương 30 - 60g sắc uống.
Trị đau đầu, ù tai, đau răng,
đau gan, đau bụng, đau khớp, viêm vú và tăng huyết áp: dùng 30 - 90g cụm hoa
hướng dương sắc uống.
Trị hoa mắt chóng mặt: đài
hoa hướng dương 30 - 60g, sắc uống hoặc lấy dịch chiết luộc với 2 quả trứng gà
ăn. Cũng dùng hoa hướng dương tươi 60g hầm với thịt gà ăn.
Trị hen suyễn: cánh hoa hướng
dương phơi khô trong bóng râm, thái nhỏ thành sợi rồi quấn thành điếu hút như
hút thuốc lá.
Trị hen suyễn: hoa hướng
dương 12g rửa sạch, giã nát, hòa thêm chút đường phèn rồi uống.
Trị viêm loét âm đạo: dùng
60g hoa hướng dương khô sắc lấy nước ngâm, rửa âm đạo hàng ngày.
Trị bỏng (nước sôi, bỏng
lửa): hoa và lá hướng dương sấy khô, tán bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi lên
vùng da bị bỏng lửa rất tốt.
Trị ban sởi mà sởi mọc chậm:
dùng lượng hoa hướng dương vừa đủ sắc lấy nước, để nguội bớt rồi lấy khăn tẩm,
chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi.
Trị hành kinh đau bụng: dùng
40 - 50g hoa hướng dương nấu nước, gia thêm ít đường, uống trong ngày.
Trị hành kinh đau bụng: hạt
hướng dương 20 - 30g, sơn tra 30g đem sao đen tán nhuyễn, rồi hãm với nước sôi,
cho thêm vào ít đường để dùng trong ngày. Nên dùng trước chu kỳ kinh vài ngày
(độ 2 - 3 ngày), dùng liên tiếp 3 - 4 chu kỳ, nhiều người cho kết quả tốt.
Trị bế kinh, tắt kinh: lấy
100 - 200g móng heo đem sao cho phồng lên, rồi nấu chung với 20 - 30g cành
hướng dương, để dùng trong ngày.
Trị tai ù do thận hư: đài hoa
hướng dương 15g, hà thủ ô 6g, thục địa 9g, sắc uống.
Trị viêm loét dạ dày tá
tràng: đài hoa hướng dương 60g, sắc uống hoặc đem hầm với dạ dày heo 1 cái làm
canh ăn.
Trị xuất huyết dạ dày: đài
hoa hướng dương 1 cái, sắc uống.
Trị viêm đường tiết niệu và
sỏi tiết niệu: đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống.
Hạt hướng dương
Một hoa hướng dương có thể
cho đến hơn 1.000 hạt. Ngày nay, hướng dương được trồng rộng rãi ở nhiều quốc
gia và dầu hướng dương (làm từ hạt) đã trở thành một trong những loại dầu được
sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
tác dụng của hạt hướng dương.
 |
Hạt Hướng dương |
Theo Đông y, hạt hướng dương
có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng an thần, chữa tinh thần uất ức,
thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc
được.
Trong Đông y, hạt hướng dương
được sử dụng như một liệu pháp thảo dược điều trị cho chứng rối loạn gan và
loét dạ dày. Hạt hướng dương cũng phòng ngừa viêm khớp, bệnh tim và nhiều bệnh
khác.
Trong hạt hướng dương, nhiều
nhất là vitamin E, không chỉ giúp cho việc làm đẹp mà còn ngăn ngừa tiến trình
lão hóa. Các thành phần trong loại hạt này có thể thúc đẩy quá trình tái sinh
tế bào, bước đầu thu được hiệu quả trong trị liệu thần kinh suy nhược, mất
ngủ...
Hạt hướng dương có giá trị
dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và
nhiều loại vitamin. Việc mỗi ngày ăn một nắm hạt hướng dương sẽ giúp tăng cường
trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, giúp bạn kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân.
Hạt hướng dương góp phần
phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol. Trên
động vật thí nghiệm, nó giúp tăng cường miễn dịch để chống trực khuẩn lao. Hạt
hướng dương có thể sử dụng để trị một số bệnh như giun kim (ăn hạt sống), kiết
lỵ ra máu, đau đầu do suy nhược.
Lượng magie trong hạt hướng
dương cũng khá cao. Ngoài việc giúp giảm huyết áp, magie còn có thể làm giảm
mức độ tiến triển nặng của bệnh suyễn, phòng ngừa chứng đau nửa đầu, giảm nguy
cơ đau tim, đột quỵ.
Selen trong hạt hướng dương
là khoáng chất có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nhờ
vào việc ngăn chặn phản ứng hóa học tạo ra các gốc tự do có thể dẫn đến ung
thư, ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời làm chậm tiến triển ung thư ở
những người đang mắc bệnh.
Tăng sức khỏe tim mạch: ăn
hạt hướng dương cũng có lợi cho chức năng hoạt động bình thường của hệ thống
tim mạch. Chất beatine có trong hạt hướng dương giúp hạn chế sự sản xuất của
homocysteine - một amino acid sulfuric chịu trách nhiệm phát triển các vấn đề
như huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch, bệnh mạch vành... Nó cũng chứa
arginine - một acid amin đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố các mạch
máu và động mạch của cơ thể.
Trị đau đầu, váng đầu: lấy
hạt hướng dương đã bỏ vỏ chừng 30 - 40g, gà mái 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm
cùng hạt hướng dương. Ăn thịt gà và hạt hướng dương, uống nước.
Trị kiết lỵ ra máu: lấy hạt
hướng dương đã bỏ vỏ 30g, đổ nước đun sôi hãm trong một giờ sau cho đường phèn
vào uống.
Trị giun kim: hạt hướng dương
sống, mỗi ngày cần ăn sống bỏ vỏ một nắm (không ăn hạt hướng dương đã chín vì
sẽ kém hiệu quả).
Vỏ hạt hướng dương
Trị cao huyết áp: hạt hướng
dương bỏ vỏ sao qua, tán bột, mỗi ngày uống 6g trước khi đi ngủ.
Trị tai ù do thận hư: vỏ hạt
hướng dương 9 - 15g sắc uống.
Rễ cây hướng dương
Rễ hướng dương có công dụng
chữa các chứng đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiểu tiện
không thông thoáng, tổn thương do trật đả...
Trị huyết áp cao: rễ hướng
dương 60g, thái vụn, sắc uống.
Trị viêm loét dạ dày tá
tràng: rễ hướng dương sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Hoặc dùng rễ hướng dương 15g,
tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Trị đau tức vùng thượng vị,
ăn không tiêu: dùng rễ cây hoa hướng dương, tiểu hồi hương, hạt mùi, mỗi vị 6 -
10g, sắc nước uống.
Trị táo bón: dùng rễ cây hoa
hướng dưỡng giã nát, lọc lấy nước cốt, hòa với mật ong. Mỗi lần uống 15 - 30g,
ngày uống 2 - 3 lần.
Trị tinh hoàn sưng đau: dùng
30g rễ cây hoa hướng dương sắc với đường đỏ uống.
Trị viêm đường tiết niệu và
sỏi tiết niệu: rễ hướng dương tươi 30g sắc uống.
Trị phù thũng, tiểu tiện
không thông: rễ hướng dương 15g, vỏ bí đao 30g, sắc uống hằng ngày.
Lưu ý: phụ nữ có thai không
được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sảy thai.
Lương y HOÀNG DUY TÂN
Theo Sức khỏe và đời sống
Bán Hộp
Nhử Mối, thuốc diệt mối, và ...
Đặc biệt
Khi khách hàng mua hàng,
nếu có nhu cầu sẽ được tư vấn hướng dẫn diệt mối bằng phương pháp hóa sinh miễn
phí bởi chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. (Sau 8h tối)