|
Hình mang tính chất minh họa |
"Tôi 60 tuổi, bị tiểu đường đã 10 năm, điều
trị ở nhiều nơi với nhiều loại thuốc Tây nhưng không khỏi. Gần đây, có
người mách dùng cây dừa cạn. Xin cho biết đôi chút về công dụng của loại
cây này".
Trả lời:
Dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải
đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar; tên khoa học
Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Nó
mọc hoang dại hoặc được trồng làm cảnh.
Hiện nay, người ta đã xác định được hoạt
chất của dừa cạn là những ancaloit có nhân indol. Chất này có trong tất
cả các bộ phận của cây, nhiều nhất là trong rễ và lá.
Theo kinh nghiệm dân gian của một số
nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt; thân và lá làm săn da,
lọc máu, dùng chữa một số bệnh ngoài da và tiểu đường. Kinh nghiệm dùng
dừa cạn chữa bệnh tiểu đường cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, Australia, châu
Phi... nhưng chưa có chứng minh bằng thực tế khoa học.
Nhờ thực nghiệm trên chuột, các nhà khoa
học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách
được từ dừa cạn. Họ cũng phát hiện chất vincaleucoblastin và 3 ancaloit
(leurosin, leurocristin và leurosidin) trong loại cây này có tác dụng
chống u. Các hoạt chất của dừa cạn còn có tác dụng tẩy giun, lợi tiểu.
Những thí nghiệm về dừa cạn trên người
bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau về tác dụng chữa bệnh
của loại cây này.
Ở Việt Nam, dừa cạn được dân gian dùng
dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường;
liều dùng mỗi ngày 10-16 g.
GS Đỗ Tất Lợi,
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bán Hộp
Nhử Mối, thuốc diệt mối, và ...
Đặc biệt
Khi khách hàng mua hàng,
nếu có nhu cầu sẽ được tư vấn hướng dẫn diệt mối bằng phương pháp hóa sinh miễn
phí bởi chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. (Sau 8h tối)